Nhiễm khuẩn huyết
  
Translated

Danh từ. Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan và tình trạng đe doạ tính mạng do nhiễm khuẩn.

 

“Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi cơ thế chống lại một nhiễm khuẩn. Cơ thể giải phóng hóa chất vào máu để chống lại các mầm bệnh xâm nhập– gây tụt huyết áp nghiêm trọng. Hậu quả có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể và suy chức năng đa tạng

 

“Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch báo cáo rằng mỗi năm có ít nhất 1.5 triệu người bị nhiễm khuẩn huyết ở Mỹ hàng năm. Trong số đó, có 250,000 người tử vong.”

 

“Trên thế giới, có ít nhất 6 triệu ca tử vong do nhiễm khuẩn huyết hàng năm. Ở nhiều nước, dưới 50% người dân biết về nhiễm khuẩn huyết, chẩn đoán và cách phòng ngừa.”

 

Kiến thức bổ trợ

Nâng cao nhận thức về nhiễm khuẩn huyết

 

Nhiễm khuẩn huyết khi cơ thể bạn có đáp ứng nghiêm trọng với một nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng nguy kịch và cần được xử trí ngay lập tức, do nhiễm khuẩn huyết có thể gây tổn thương tế bào, suy giảm chức năng các cơ quan sống và thậm chí gây tử vong.

 

Trên thế giới, hàng năm có khoảng 30 triệu người mắc nhiễm khuẩn huyết, trong đó có khoảng 6-9 triệu ca tử vong– hầu hết các ca đều có thể ngăn chặn được.[1]

 

Hầu hết các nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, bao gồm các nhiễm khuẩn thông thường như viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn da hoặc vết thương hở, và viêm màng não. Cúm mùa, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da và Ebola cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết. [2]

 

Hơn 80% số nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết có nguồn gốc từ bên ngoài bệnh viện. Ai cũng có thể mắc nhiễm khuẩn huyết. Và như đã đề cập ở trên, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng khẩn cấp và cần được xử trí nhanh và đúng cách.

 

Nhiễm khuẩn huyết có thể phòng ngừa được. Cách dễ nhất đó là phòng ngừa nhiễm khuẩn thông qua tiêm chủng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

 

Nếu một nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, nó cần được nhận biết ngay và sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn. Điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết sớm sẽ cứu được mạng sống.

 

Theo sách “Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết” của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ, [4] dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết bao gồm:

 

- Nhầm lẫn hoặc mất định hướng,

- Khó thở

- Tim đập nhanh

- Sốt cao, run rẩy hoặc cảm thấy rất lạnh

- Đau hoặc khó chịu cực độ, và

- Đổ mồ hôi nhiều

 

Nếu không được xử trí, các triệu chứng trên có thể diễn biến nguy kịch và gây ra sốc nhiễm khuẩn huyết. Nếu bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn và có thêm những triệu chứng nêu trên, cần báo ngay cho bác sỹ hoặc đưa đến cơ sở y tế.

 

Những người bị nhiễm khuẩn huyết sau khi được điều trị khỏi bệnh vẫn có thể để lại di chứng lâu dài. Để biết thêm về các ca sống sót sau nhiễm khuẩn huyết:

https://www.sepsis.org/faces/

 

Đọc thêm các thông tin về nhiễm khuẩn huyết:

 

Ngày nhiễm khuẩn huyết thế giới

 

Liên minh nhiễm khuẩn huyết toàn cầu

 

Sepsis Alliance: Liên minh nhiễm khuẩn huyết

 

Tài liệu tham khảo

1 World Sepsis Day. (n.d.). Sepsis. Retrieved from https://www.world-sepsis-day.org/sepsis

2 Technology Networks. (n.d.). What is Sepsis? (Sepsis Explained in 3 Minutes). Retrieved from https://www.technologynetworks.com/diagnostics/videos/what-is-sepsis-sepsis-explained-in-3-minutes-308278

3 Sepsis Alliance. (n.d.). Frequently Asked Questions About Sepsis and Sepsis Alliance. Retrieved from https://www.sepsis.org/faq/

4 CDC. (2017, August 31). CDC urges early recognition, prompt treatment of sepsis. Retrieved from https://www.cdc.gov/media/releases/2017/p0831-sepsis-recognition-treatment.html .

Từ liên quan
Từ phổ biến
Tải về

Tải bộ từ điển Kháng Kháng Sinh tại đây